Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mỹ - Trung tranh giành Sudan
Trung Quốc vừa chống lại một dự thảo nghị quyết của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), muốn trừng phạt Nam Sudan. Đây là diễn biến mới nhất trong câu chuyện tranh giành Nam Sudan giữa Trung Quốc và Mỹ. Đồng thời đây cũng là một minh chứng mới nhất về chuyện “bán tháo đồng minh” của Mỹ.

 


Từ hơn một năm qua, hai phe lãnh đạo ở Nam Sudan đã mở một cuộc chiến tàn khốc để tranh giành quyền lực. Hội đồng Bảo an LHQ đã nhiều lần đe dọa trừng phạt, Mỹ cũng đưa ra trừng phạt song phương, nhưng mọi nỗ lực đều vô hiệu. Từ hôm 23/2/2015, đàm phán hòa bình được nối lại ở Addis Abeba (Ethiopia), các nhà trung gian hòa giải xem đấy là cơ may cuối cùng. Hai phe có thời hạn đến ngày 5/3 để chia sẻ quyền hạn trong một chính phủ chuyển tiếp.

 

Ngày 3/3, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất cho phép áp đặt trừng phạt lên các bên nhằm gia tăng áp lực lên các bên xung đột ở Nam Sudan trong bối cảnh thời hạn chót cho một thỏa thuận đã cận kề. Nghị quyết yêu cầu thành lập một ủy ban trừng phạt chịu trách nhiệm đệ trình lên Hội đồng Bảo an danh sách những cá nhân hoặc tập thể gây bế tắc cho nỗ lực tạo lập hòa bình ở quốc gia châu Phi này. Những đối tượng có tên trong danh sách trên sẽ bị cấm đi lại trên phạm vi toàn cầu và đóng băng tài sản.

 

 


Đại diện các phái chính trị Nam Sudan và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (thứ tư, trái) sau cuộc đàm phán tại Khartoum tháng 1/2015

 

Nghị quyết nêu rõ các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng với những người “đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của Nam Sudan”, bao gồm những người gây cản trở các cuộc đàm phán hòa bình, cản trở hoạt động vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo, tuyển mộ lính trẻ em hoặc tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Việc thông qua nghị quyết có thể mở đường cho việc áp đặt một lệnh cấm vũ khí đối với Nam Sudan, một biện pháp được Liên minh châu Âu (EU) đặc biệt ủng hộ. Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power khẳng định nghị quyết sẽ trao cho các nhà trung gian châu Phi công cụ hữu hiệu để thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình. Trong khi đó, Đại sứ Nga Pyotr Ilyichev vẫn bày tỏ hoài nghi, cho rằng việc thông qua nghị quyết có phần hơi nóng vội và các biện pháp trừng phạt có thể mang lại kết quả không mong đợi. Về phần mình, Đại sứ Nam Sudan tại LHQ Francis Deng hối thúc Hội đồng Bảo an kiềm chế tiến hành các bước đi tiếp theo, nhất là việc áp lệnh trừng phạt, để tạo không gian cần thiết cho các bên tiến tới một giải pháp hòa bình thực sự.

 

Trung Quốc là thành viên phản đối nghị quyết trên dữ dội nhất. Lưu Kết Nhất, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, nói rằng các cuộc thương lượng hòa bình giữa hai phe tranh chấp ở Nam Sudan, phe của Tổng thống Salva Kiir và phe cựu Phó tổng thống Riek Machar đang trong một giai đoạn tế nhị, do đó việc trừng phạt hay đe dọa trừng phạt sẽ làm tình hình phức tạp thêm. Đại sứ Trung Quốc nêu câu hỏi: “Họ đang đàm phán. Áp đặt trừng phạt là gửi đến họ tín hiệu gì, tốt hay xấu, trong khi hai bên đã giải quyết đến 90% các bất đồng. 10% còn lại là trên vấn đề phân chia quyền hạn, rất tế nhị”.

 

Câu chuyện Sudan tại LHQ thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Lịch sử Sudan sẽ cho chúng ta biết thêm một câu chuyện “bán tháo đồng minh” của Mỹ. Nam Sudan (tên đầy đủ là Cộng hòa Nam Sudan) là một quốc gia mới được thành lập vào năm 2011 sau khi tách rời ra khỏi Sudan. Với dân số khoảng 9 triệu, Nam Sudan có khá nhiều sắc tộc, hiếm khi thuận hòa với nhau. Ngay sau ngày tuyên bố lập quốc, Nam Sudan đã rơi vào nội chiến. Hiện nay, hai lực lượng chính đang tranh giành nhau một cách quyết liệt nhất là lực lượng chính phủ của Tổng thống Salva Kiir và một lực lượng khác do cựu Phó tổng thống Riek Machar, người bị Tổng thống Kiir cáo buộc là âm mưu đảo chính.

 

Khi Nam Sudan tổ chức trưng cầu dân ý để ly khai ra khỏi Sudan vào năm 2011, Mỹ rất ủng hộ. Tờ The New York Times khi đó đã xem sự ra đời của nước Nam Sudan là một tác phẩm của Mỹ. Trước đó, quan hệ giữa Mỹ và Sudan rất xấu: Mỹ xem Sudan như một nơi chứa chấp bọn khủng bố, do đó, đã ra lệnh cấm vận Sudan trong thời gian khá dài. Giúp đỡ thành lập nước Nam Sudan được xem là một cách để Mỹ giảm thiểu các nguy cơ gây rối từ Sudan.

 

Để giúp Nam Sudan trong những năm chập chững lập quốc, Mỹ đã đổ ra cả hàng tỉ USD để viện trợ, xây dựng hạ tầng cơ sở, từ cầu đường đến trụ sở văn phòng chính phủ các cấp và giúp đỡ về quân sự cũng như an ninh. Các nhà chiến lược Mỹ hy vọng với sự ổn định, phát triển và dân chủ ở Nam Sudan, Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh tiến trình dân chủ đến các nước chung quanh. Ngoài ra, còn một lý do khác, rất thực dụng: Nam Sudan là nơi khai thác dầu khí lớn hàng thứ ba ở châu Phi, chỉ sau Nigeria và Angola.

 

Tuy nhiên, các dự tính của Mỹ chỉ là một giấc mơ. Chính phủ nước Nam Sudan càng ngày càng tỏ ra tham nhũng và bất lực, họ lại không đoàn kết được mọi người. Các tranh chấp giữa các đảng phái và các sắc tộc ngày càng trầm trọng. Tiền viện trợ của Mỹ đổ vào đó như muối đổ biển. Tuyệt vọng với Tổng thống Kiir, Mỹ quay sang ủng hộ cựu Phó tổng thống Machar, để lật đổ chế độ của Nam Sudan. Người mà trước đây Mỹ cáo buộc là “khủng bố”, bây giờ trở thành đồng minh của Mỹ.

 

Giữa lúc ấy, Trung Quốc nhảy vào giúp Tổng thống Kiir. Họ viện trợ cho Chính phủ Kiir số lượng vũ khí trị giá cả hàng chục triệu USD. Họ cũng đổ hàng tỉ USD giúp Chính phủ Nam Sudan xây dựng các cơ sở vật chất mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì. Bù lại, họ được quyền khai thác và mua dầu khí của Nam Sudan. Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ đến gần 80% số lượng dầu thô của nước này.

 

Đầu tháng 1/2015, 180 binh sĩ trong một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 700 người đã được Trung Quốc gửi đến Nam Sudan với sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Số còn lại sẽ tới đây vào tháng 3/2015. Số lính này sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra và đảm bảo an ninh ở thủ đô Juba, Nam Sudan. Quyết định triển khai bộ binh đến Nam Sudan diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký kết thỏa thuận “ổn định và tăng sản lượng dầu thô” với chính phủ quốc gia châu Phi này.

 

Vấn đề Ukraina hiện nay cũng giống như ở Nam Sudan, nhưng khác biệt ở chỗ: Mỹ đã từng ủng hộ Nam Sudan ly khai với chính quyền Sudan để thành lập một nước Cộng hòa Nam Sudan, trong khi đó, Mỹ và EU lại phản đối sự ủng hộ của Nga về việc ly khai của dân Crưm và dân miền Đông Ukraina. Mỹ lên án Nga hỗ trợ phe ly khai và trừng phạt kinh tế Nga, trong khi đổ tiền tỉ USD giúp chính quyền Kiev trong chiến dịch trấn áp người ly khai miền Đông Ukraina, đồng thời cung cấp lính đánh thuê và vũ khí cho quân đội Ukraina.

 

Xa hơn nữa trong lịch sử, đây dường như là thói quen thường xuyên của Mỹ. Mỹ từng liên minh với Liên bang Xôviết để chống Ðức Quốc Xã trong Thế chiến thứ 2. Sau đó, Mỹ cổ xúy phong trào xóa bỏ chế độ thực dân của châu Âu, nhưng lại ủng hộ châu Âu chống Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và yểm trợ các chế độ độc tài. Nóng hổi là việc dẹp bỏ phe Taliban tại Afghanistan xong thì Mỹ có thể lại đàm phán với đối thủ cũ và ồn ào công kích đồng minh là làm không nên chuyện, tham nhũng…

 

Cách làm thường xuyên của Mỹ đã khiến những nước không ở trong quỹ đạo của Mỹ phải cảnh giác. Tất cả đều thể hiện chính sách bành trướng thế lực của Mỹ trên địa bàn thế giới. Mỹ sẵn sàng triệt hạ kinh tế Nga hay bất cứ ai (kể cả Trung Quốc) trên con đường tiến đến vị trí “cường quốc trên thế giới”, cái vị trí không thể thay thế được của Mỹ. Muốn như thế, Mỹ đã và sẽ không ngần ngại sử dụng tất cả đòn phép, thủ đoạn nào để triệt hạ đối thủ của mình, để củng cố ngôi vị “độc tôn của mình”, kể cả những hành động tồi tệ nhất - sử dụng lính đánh thuê và lực lượng khủng bố Al-Qaeda. Nhân quyền và chính nghĩa là những mồi nhử cho những ai còn mơ tưởng một thế giới văn minh và bình đẳng.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Cái chết của Nemtsov tác động thế nào tới Putin? (11-03-2015)
    IS tung video trẻ em hành quyết điệp viên người Israel (11-03-2015)
    Mỹ đang phụ thuộc Iran (11-03-2015)
    Ngoại trưởng Anh dọa công khai tài sản của Putin và các phụ tá thân cận (11-03-2015)
    ​Trung Đông bất mãn với Obama (10-03-2015)
    Bẫy chiến lược của Trung Quốc (10-03-2015)
    Cuộc truy lùng báu vật 'phòng Hổ phách' (09-03-2015)
    Không “đánh”, Nga khiến phương Tây tự thua? (09-03-2015)
    IS treo xác lính Iraq trước cổng ra vào thành phố (09-03-2015)
    Ông Putin tiết lộ lệnh bí mật thâu tóm Crimea (09-03-2015)
    Đã có hình ảnh hung thủ bắn Nemtsov (08-03-2015)
    Chính khách sau chính trường vẫn ‘bộn tiền’ (08-03-2015)
    Italy muốn phá vỡ thế cô lập Nga của phương Tây? (08-03-2015)
    Ukraine chuẩn bị cho “ngày ly hôn” với Donbass? (07-03-2015)
    Mỹ và EU thêm rạn nứt vì Ukraine (07-03-2015)
    Dân Trung Quốc bị cả thế giới xua đuổi? (07-03-2015)
    Angela Merkel - người ưa làm chuyện không tưởng (07-03-2015)
    Nhật tung điệp viên “007”, chống lại Trung Quốc? (07-03-2015)
    Bí mật lá thư ông Nemtsov viết trước khi bị ám sát (06-03-2015)
    Triều Tiên nói gì về vụ Đại sứ Mỹ bị rạch mặt? (06-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152790191.